Có ai đó đã từng ví Chùa Cầu là điểm sáng của du lịch Hội An, là tình yêu của kẻ ở, người đi đầy lưu luyến thì quả thực không sai. Chùa Cầu Hội An nằm vắt mình qua một nhánh nhỏ của dòng Thu Bồn quanh năm ôm ấp thành phố, xung quanh được bao bọc bởi khu phố cổ nghìn năm lịch sử.
1. Vì sao có tên gọi là chùa Cầu???
Chùa Cầu là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong phố cổ Hội An.
Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17 nên người dân nơi đây vẫn thường gọi là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được xem như một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía bắc, nhô ra giữa cầu nên từ đó người dân địa phương gọi là chùa Cầu. Đây là công trình kiến trúc duy nhất được coi là có gốc tích Nhật Bản còn lại.
Quái vật Mamazu (ảnh: sưu tầm)
2. Chùa Cầu Hội An có gì đặc biệt.
Chùa Cầu có kiểu kiến trúc thật đặc biệt mang đậm nét Việt, mái ngói âm dương phủ kín cây cầu bằng gỗ dài khoảng 18m. Trên cửa chính của ngôi chùa cổ kính này có một tấm biển lớn chạm nổi ba chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Đó là do vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu khi thăm Hội An thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa “bạn phương xa đến”.
Xem thêm: ALSAHAR VILLA HỘI AN – LÂU ĐÀI MA-RỐC DIỆU KỲ
Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp.
Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái, thờ tự từ xa xưa (cũng có thể xuất phát từ ý nghĩ cây cầu xây từ năm thân đến năm tuất mới hoàn thành).
3. Những lưu ý khi đi chùa Cầu Hội An
Khi đến với chùa Cầu Hội An, bạn bắt buộc phải mua vé để được tham quan di sản văn hóa này. Theo đó, chùa Cầu Hội An giá vé cho người Việt Nam là 80.000 VNĐ/người, khách nước ngoài 150.000 VNĐ/người. Chỉ cần bỏ ra số tiền nhỏ, bạn sẽ nhận lại nhiều lợi ích cho bản thân. (Giá vé này là chi phí tham quan 21 điểm tại phố cổ, trong đó có Chùa Cầu).
Kinh nghiệm đi chùa Cầu Hội An dành cho du khách chính là thuê thêm hướng dẫn viên. Bạn sẽ biết chùa Cầu Hội An ở đâu, lắng nghe từng câu chuyện và hiểu rõ nét kiến trúc đặc biệt của công trình.
Thời điểm lý tưởng để tham quan khoảng 9h sáng hoặc 2h đến 3h chiều sẽ không quá đông đúc người qua lại.
Chùa Cầu Hội An là địa điểm tâm linh nên khi tham quan, hành hương bạn không nên chen lấn. Hãy đi nhẹ, nói khẽ, lặng im quan sát để bày tỏ lòng thành kính và hành xử văn minh bạn nhé.
Thời gian vẫn cứ trôi, bao cuộc đời đã đến và đi qua nơi phố cổ Hội An đầy thăng trầm, nhưng Chùa Cầu vẫn uy nghiêm đứng đó, chứng kiến tất cả. Những lớp bụi thời gian không ngừng phủ lên, tưởng chừng có lúc công trình này sẽ đi vào lãng quên, nhưng không Chùa Cầu vẫn sẽ mãi đẹp như là trái tim ấm nóng của Hội An trong tim người dân và bao du khách.
Khi đến Hội An bạn đừng quên một lần ghé qua nơi đây để cảm nhận và hoài niệm về chút gì đó cổ xưa, tĩnh tại giữa dòng đời hối hả, con người có thể lãng quên nhau còn quá khứ thì vẫn còn đó nhắc nhở chúng ta phải trân trọng quá khứ cũng như sống trọn vẹn với hiện tại.
Thông tin liên hệ:
Website: https://alsaharhoian.com/
Fanpage: Alsahar Hội An
Số điện thoại: 0905 519 971